Một số chất liệu in ấn phổ biến thường được sử dụng

mot-so-chat-lieu-in-an-pho-bien-thuong-duoc-su-dung

Chất liệu in ấn

Chất liệu in ấn là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để hoàn thành quá trình in ấn. Các chất liệu in ấn sẽ quyết định thành phẩm cuối cùng sau khi in. Tùy vào nhu cầu cá nhân và yêu cầu tối thiểu của nhà thiết kế có thể quyết định rằng đâu là loại giấy in phù hợp cho các sản phẩm in khác nhau.

Mỗi loại giấy in sẽ có những chất liệu in ấn phù hợp nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tùy thuộc vào yêu cầu của người sử dụng mà sẽ sử dụng các chất liệu in ấn khác nhau cho các ấn phẩm.

Vật liệu in ấn chính là nhân tố vô cùng quan trọng, nó mang yếu tố quyết định đến chất lượng của sản phẩm in ấn. Vì vậy, nếu bạn là một người sử dụng máy in, có nhu cầu lớn về các ấn phẩm thì cũng nên có những nhận định đúng đắn về những chất liệu in ấn này. Việc biết và hiểu về đặc trưng của mỗi loại vật liệu in khác nhau thì mới cho ra các sản phẩm in đẹp hơn, màu sắc độ phù hợp giữa giấy in và bản thiết kế sẽ được nâng cao.

Các chất liệu in ấn

Ngày nay, trong ngành in cũng như trên thị trường có rất nhiều chất liệu in khác nhau. Tuy nhiên, trong in ấn và thiết kế người ta thường sử dụng một số chất liệu in ấn phổ biến và thông dụng cho các sản phẩm in hơn là các loại chất liệu mới. Một số chất liệu in ấn phổ biến bao gồm:

Giấy Couche

Trong các loại giấy in, giấy Couche là loại giấy có bề mặt bóng, mịn, láng, có độ sáng cao. Đây là loại giấy khi in cho hiệu ứng đẹp mắt, thường mỏng và mềm. Nó phù hợp với nhiều công nghệ in, đặc biệt là in offset. Thường dùng để in tem nhãn, in catalogue, tạp chí, in poster, in brochure… Định lượng của giấy vào khoảng 90 – 300 gms.
Giấy Couche được chia thành hai loại:

  • Giấy Couche Gloss (bóng): Tất thông dụng, bề mặt bóng, phản sáng tốt, màu sắc in ấn tươi sáng
  • Giấy Couche Matt (mờ): Bề mặt mờ, nhẵn mịn, không bóng, màu sắc in hơi trầm, dịu nhẹ

Giấy Crystal

Giấy Crystal là loại giấy gồm có 2 mặt: một mặt rất bóng, như được phủ một lớp keo, mặt còn lại hơi nhám. Định lượng của loại giấy này trong thường nằm trong khoảng 230 – 350 gsm thích hợp để sử dụng in bìa các cuốn sách, tạp chí.

Giấy Crystal có độ bóng tốt (cả ở trước và sau khi in). Độ phẳng cao giúp thấm mực nhanh chóng, mang lại những bản in chất lượng, hình ảnh sống động và sắc nét.

Tuy nhiên, do có 1 mặt bóng, 1 mặt nhám nên giấy Crystal sẽ kém hấp dẫn hơn so với các loại giấy có 2 mặt nhẵn, mịn khác như giấy Couche.

Giấy Ford

Ford là loại giấy phổ biến và thông dụng, thường thấy nhất là giấy A4 trong các tiệm in ấn photocopy. Giấy Ford được làm 100% từ bột giấy, có bề mặt nhám, bám mực tốt. Định lượng thường là 70 – 80 – 90 gms. Chia thành 2 loại:

  • Giấy Ford trắng: Loại giấy này có độ trắng cao (từ 68% trở lên). Đây là loại giấy được sử dụng nhiều trong in bao thư, giấy tiêu đề, in tài liệu trong văn phòng, in sách 1 đến 2 màu…
  • Giấy Ford vàng: Giấy có độ trắng thấp (dưới 60%) và thường ngả sang màu vàng. Loại giấy này thường được sử dụng để in sách giáo khoa, sách văn học… Ưu thế của loại giấy này là giá thành tương đối thấp.

Giấy Conqueror

Giấy Conqueror là loại giấy cao cấp không dùng để in các văn bản thông thường mà sử dụng cho các dòng sản phẩm in cao cấp.

Giấy rất dày, dai chắc, cực tốt, rất bền với độ cứng cao nên định hình cực tốt. Với bề mặt đa dạng và màu sắc phong phú đây là loại giấy vô cùng được ưa chuộng để in những sản phẩm cao cấp như: card visit, thiệp cưới,…

Tuy nhiên, đa số bề mặt của loại giấy này không có gân nên khó có thể bám mực vì vậy chúng chỉ phù hợp cho một số loại máy in nhất định. Nếu sử dụng các loại máy in không chuyên thì màu sắc của sản phẩm sau in sẽ không được đẹp mắt và sắc nét. Ngoài ra, vì đây là loại giấy dành cho phân khúc cao cấp vì vạy giá thành sẽ đăt đỏ hơn so với các loại giấy khác.

Giấy Bristol

Giấy Briston có hai mặt trắng, láng mịn gần giống giấy Couche nhưng thường dày và cứng hơn.

In bao bì bằng giấy Briston mặt láng mịn thì thông dụng và được ưa chuộng hơn so với Briston mặt sần.

Briston có bề mặt bám mực tốt, vì thế in offset đẹp, thường dùng in hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, card, tờ rơi, poster, in thiệp cưới, thiệp mời… Định lượng thường thấy ở mức 230 – 350 gms.

Giấy Duplex

Có bề mặt trắng và trơn láng gần giống với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Giấy Duplex thường chia thành hai loại:

  • Duplex có 2 mặt trắng
  • Duplex có 1 mặt trắng, 1 mặt nhám và tối

Giấy Duplex thường dùng in các hộp giấy, thùng giấy có bồi sóng, kích thước lớn, cần có độ cứng, chắc chắn. Định lượng thường trên 300 gms.

Giấy Kraft

Giấy kraft có tính chất đanh và dẻo dai và tương đối thô. Định lượng thường dao động khoảng 50 – 135 gms (hoặc tùy vào loại kraft). Giấy Kraft thường là màu nâu vàng, nhà sản xuất có thể tẩy trắng để tăng sáng thành kraft vàng nhạt, trắng sữa…
Giấy Kraft thường được làm túi hàng tạp phẩm, phong bì thư, sổ, lịch… và đóng gói khác.
Giấy Kraft thường bị nhầm lẫn là giấy tái chế, tuy nhiên thuật ngữ giấy Kraft chỉ đơn giản đề cập đến sợi giấy chưa được tẩy trắng. Các sản phẩm giấy kraft có thể được làm từ vật liệu tái chế, hoặc bột giấy 100% nguyên chất.

Giấy mỹ thuật

Giấy mỹ thuật là một khái niệm mới mẻ với nhiều người; nhưng không còn xa lạ với các nhà in ấn. Đây là dòng giấy cao cấp sử dụng nhiều trong công nghệ in ấn. Giấy mỹ thuật rất đa dạng về màu sắc, chủng loại, hoa văn…

 Giấy mỹ thuật hiện có hai loại phổ biến trên thị trường.

Loại giấy mỏng: Có định lượng từ 180 gsm -250 gsm thường dùng để làm thiệp cưới, in giấy tiêu đề, in hộp giấy số lượng ít/nhiều… Ngoài ra, loại giấy này còn được dùng để in bao thư nữa.

Loại giấy dày: Có định lượng từ  280 gsm – 350 gsm khá hiếm, không phổ biến thường dùng làm name card hay các loại túi giấy. Các sản phẩm làm từ chúng luôn đẹp và mang phong cách nổi trội, vô cùng bắt mắt.

Giấy Decal

Là loại giấy có một mặt để in, mặt kia phủ keo không ăn mực. Nên cán màng bóng để tăng tone màu và bảo vệ lớp mực. Thường dùng làm các loại tem, nhãn dán lên sản phẩm.

Các loại Decal phổ biến bao gồm:

  • Decal giấy: Là bề mặt in (lớp 1) làm bằng giấy.
  • Decal nhựa: Là bề mặt in (lớp 1) làm bằng nhựa (có 2 loại: nhựa trong và nhựa trắng sữa).
  • Decal bể: Là loại decal mà mặt in được làm bằng một loại giấy đặc biệt, rất dễ vỡ. Khi dán vào sản phẩm thì không thể tháo ra được nguyên vẹn, sử dụng để in các loại tem bảo hành.
  • Decal 7 màu: Là loại decal bóng, khi nhìn vào decal sẽ thấy thật nhiều màu sắc chiếu lên trông rất đẹp.
  • Decal mỹ thuật: Là Decal của giấy mỹ thuật.

Trên đây là một số loại giấy thường được sử dụng trong các lĩnh vực của in ấn. Bạn có thể tham khảo để chọn được chất liệu in ấn phù hợp với sản phẩm của mình! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

Scroll
0909.78.3035
0909783035